Nội dung các công tác chuẩn bị:

  • Chuẩn bị bản vẽ (bản vẽ shopdrawing, bản vẽ biện pháp thi công), lập tiến độ thi công, kế hoạch tổ chức nhân lực thi công
    nhận bàn giao mặt bằng
  • Vệ sinh dọn dẹp mặt bằng thi công, bố trí làn trại tạm, nhà vệ sinh tạm hợp lý không ảnh hưởng đến quá trình thi công sau này
  • Chuẩn bị dụng cụ thi công, mặt bằng tập kết vật tư, vật liệu. vật liệu sử dụng phải đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu thiết kế và có dự trù để đáp ứng tiến độ thi công theo yêu cầu
  • Trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công bao gồm: đồ bảo hộ lao động, biển báo, biện pháp an toàn khi thi công dưới hố móng, hầm sâu, lắp đặt hệ thống điện, nước tới chân công trình
  • Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ phục vụ cho công tác phần thô
  • Chuẩn bị nhân lực đáp ứng tiến độ thi công

2. Chuẩn bị bản vẽ, lập tiến độ thi công

Triển khai bản vẽ thi công

  • Bản vẽ thể hiện đầy đủ các thông tin để thi công như vị trí, các mặt cắt điển hình, cao độ, cấp phối,…và một số ghi chú khác
  • Bản vẽ shopdrawing cần được phê duyệt của các đơn vị tư vấn (tvgs, tvqlda) trước khi thi công.

Lập tiến độ thi công:

1. Tiến độ thi công là một sơ đồ bố trí tiến trình thực hiện các hạng mục công việc nhằm xây dựng công trình theo hợp đồng thi công đã ký kết giữa nhà thầu với chủ đầu tư, nhà thầu với các đơn vị thi công.
2. Khi lập tiến độ thi công cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Xác định được trình tự thực hiện công việc
  • Dự trù thời gian và nguồn lực thực hiện công việc. Nguồn lực chính bao gồm nhân lực, nguyên vật tư, máy thi công cho từng công việc theo tiến độ công trình
  • Tiến độ thi công được các bên thống nhất, thỏa thuận (phụ thuộc nhiều vào tiến độ thi công hoàn thiện của chủ đầu tư)

3. Nhận bàn giao mặt bằng phần thô

1. Mặt bằng sàn

  • Mặt bằng bàn giao phải được vệ sinh sạch sẽ, không được tập kết các vật tư không liên quan đến công tác hoàn thiện.
  • Xử lý các lỗi thi công tại vị trí chân cột vách, sàn hạ cốt trước khi bàn giao cho hoàn thiện

2. Mặt bằng trần

  • Mặt bằng trần phải được tháo gỡ copha một cách triệt để (bao gồm cả đinh, ba via, mút xốp, nilong…).
  • Các lỗi phình bê tông dầm phải được đục tẩy đưa về kích thước chuẩn

3. Cột vách

  • Cột vách được tháo gỡ copha triệt để, ống nhựa luồn ty phải được đập bỏ trước khi bàn giao
  • Các vị trí bê tông phình được đục tẩy đưa về kích thước chuẩn

4. Chuẩn bị vật liệu đầu vào

1. Kiểm tra và nhập cát về công trường:

  • Cát được kiểm theo từng xe dưới sự giám sát của cán bộ vật tư và thủ kho, đo đạc kích thước cụ thể và ghi vào biên bản chốt khối lượng
  • Kiểm tra sơ bộ chất lượng cát: nếu không đúng chủng loại yêu cầu, có lẫn quá nhiều tạp chất thì trả về, tuyệt đối không nhận

2. Nhập và kiểm tra gạch về công trường:

    • Kiểm đếm gạch về công trường, loại bỏ gạch vỡ
    • Kiểm tra xác suất: nếu gạch sai kích thước nhiều thì không nhận và yêu cầu cấp lại

5. Chuẩn bị mặt bằng tập kết vật liệu

1. Thiết kế mặt bằng tập kết vật liệu:
Thiết kế mặt bằng tập kết phù hợp với từng điều kiện thi công khác nhau, nhằm mục đích:

  • Thuận lợi cho việc tập kết vật tư
  • Thuận lợi cho công tác vận chuyển vật tư
  • Thuận lợi cho công tác quản lý vật tư

2. Khu vực trộn vữa:

  • Vữa trộn theo cấp phối thiết kế
  • Vữa trộn sau khi trộn xong phải đựng đựng vào máng chuyên dụng không đổ trực tiếp xuống sàn bê tông

3. Khu vực tập kết xi măng:
Xi măng là loại vật liệu rất háo nước nên cần có chế độ bảo quản đúng quy định
Cụ thể như sau:

  • Trên phương tiện xe vận chuyển: sàn xe phải khô, có mái che mưa nắng
  • Kho chứa xi măng phải khô ráo, sạch sẽ
  • Các bao xi măng phải kê cao chân và cách tường ít nhất 20cm
  • Mỗi chồng xi măng chất lên không quá 10 bao, xếp riêng theo từng lô