1. Chuẩn bị dụng cụ thi công

2. Sơn bả trong nhà – các bước thi công

1. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

❖ Với bề mặt tường xây mới tô

✓ Phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn
✓ Dùng giấy nhám thô giáp lại bề mặt và vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước
✓ Nếu mặt tường quá khô nên làm ẩm tường bằng cách dùng rulo lăn qua tường với nước nước).

❖ Với bề mặt tường cũ:

✓ Cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất như dầu mỡ…..Bằng giấy giáp thô và máy phun nước áp suất cao.
✓ Sử dụng bàn cạo loại bỏ toàn bộ lớp sơn cũ hay bột bả cũ khi các lớp này đã mất độ bám dính. Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi sơn bả.

2. Trộn bột bả:

✓  Trộn bằng máy trộn cầm tay, trộn theo đúng tỷ lệ yêu cầu nhà sản xuất. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.

3. Tiến hành bả matit lớp 1:

✓ Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường. Dùng giẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các lớp bụi bột trước khi tiến hành bả lớp 2

4. Bả lớp 2 (cần làm sạch các hạt bụi hột để lớp bả sau bám tốt hơn)

✓ Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24h, dùng loại giấy giáp mịn, giáp phẳng bề mặt
✓ Lưu ý: không dùng giấy giáp thô tránh làm xước bề mặt của tường

5. Sử dụng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.

✓ Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó vệ sinh bề mặt tường đã bả
✓ Dùng giẻ sạch hoặc máy nén khí làm sạch các hạt bụi phấn
✓ Để khô bề mặt tường đã bả sau 24h và tiến hành các bước sơn phủ

6. Sơn lót

✓ Dùng rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp (01 lớp)
✓ Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 micron
✓ Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi ( nước sạch ) thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công
✓ Sử dụng bạt lót, tránh để vật tư sơn bả rơi vãi bám dính lên các cấu kiện khác.

7. Sơn phủ hoàn thiện

✓ Dùng rulo hay máy phun thông thường hai lớp (02 lớp tối thiểu) sơn phủ bảo vệ với màu lựa chọn
✓ Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công
✓ Thi công các lớp cách nhau từ 2-3h
✓ Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp
✓ Sử dụng đèn chiếu để kiểm tra bề mặt lớp sơn bả.

Sơn bả ngoài nhà


8. Thi công liên tục trên 1 mảng tường (không sơn 1 mẳng tường vào 2 thời điểm khác nhau)


9. Quét cọ (hoặc rulo nhỏ) trước, lăn rulo to sau tại các vị trí ngóc ngách, góc tường (nơi mà rulo to không làm được)


10. Hạn chế dặm vá:

✓ Các hạng mục khác như cửa, điện, sàn gỗ,…thường gây va chạm làm tường bị trầy xước. Vì vậy, sau khi thi công sơn phủ lớp 1, đợi các hạng mục khác thi công xong rồi tiến hành dặm vá và sơn phủ lớp 2.

3. Các lỗi thi công thường gặp


1. Bột bả rơi vãi xuống nền gạch do không có biện pháp che chắn
✓ Hướng xử lý: trải bạt lót chân tường trước khi thi công sơn bả


2. Bề mặt sơn không đồng màu do lăn sơn bị gián đoạn
✓ Hướng xử lý: cần lăn sơn bức tường liên tục trong 1 lần


3. Sơn dính trên công tăc điện bên m&e
✓ Hướng xử lý: dán băng keo giấy ổ cắm, công tắc điện trước khi lăn sơn


4. Bề mặt sau khi bả không sắc nét, góc cạnh không được chỉnh sửa
✓ Hướng xử lý: cần xả nhám kỹ các góc cạnh, các vị trí góc hẹp


5. Màng sơn bị phồng rộp, bong tróc
✓ Hướng xử lý: cần tiến hành đo, kiểm tra độ ẩm của tường trước khi sơn bả


6. Góc, cổ trần không vuông
✓ Hướng xử lý: lưu ý xả nhám kỹ tại các vị trí góc, mép tường, cổ trần, sử dụng các rulo nhỏ (hoặc chổi cọ) để cắt cổ trần nhằm đảm bảo vuông, sắc nét tạo thành một đường liên tục


10. Không sử dụng bạt che chắn khi thi công sơn bả
✓ Hướng xử lý: vật tư khác dựa vào tường cần được kê lót bằng rẻ mềm hoặc giấy, mút xốp


11. Sơn dính vào khuôn cửa gỗ
✓ Hướng xử lý: sử dụng các rulo nhỏ hoặc chổi cọ tại các góc hẹp, tiếp giáp với cấu kiện khác.


12. Màu sơn không đồng đều tại vị trí cổ trần do sơn tường và sơn trần là 2 màu khác nhau (vị trí cổ trần sử dụng màu sơn trần để thi công)
✓ Hướng xử lý: phần tường sẽ cắt và xử lý sơn vị trí cổ trần để đảm bảo độ đồng nhất của màu sơn.


7. Vật tư hạng mục thi công khác như cửa, kính,.. Dựa trực tiếp vào tường đã sơn bả
✓ Hướng xử lý: vật tư khác dựa vào tường cần được kê lót bằng rẻ mề hoặc giấy, mút xốp


8. Vật tư sơn bả, vỏ bao vứt bừa bãi trên sàn
✓ Hướng xử lý: thu gom, vệ sinh sạch sẽ mặt bằng sau mỗi ngày làm việc


9. Bề mặt lớp trát chưa khô đã thi công bả
✓ Hướng xử lý:cần tiến hành đo, kiểm tra độ ẩm của tường trước khi sơn bả (độ ẩm đạt yêu cầu từ 25-30%)