1. Gạch ốp lát
- Gạch ốp lát đúng chủng loại được chủ đầu tư phê duyệt
- Gạch ốp lát không cong vênh sứt mẻ, phải vệ sinh sạch, không có bụi bẩn, dầu mỡ, các chất làm giảm tính kết dính của gạch và lớp nền.
- Với loại gạch có khả năng hút nước, gạch phải nhúng nước và vớt ra để ráo trước khi ốp lát.
- Gạch ốp lát trên cùng 1 mảng nền cần sử dụng cùng một lô gạch để đảm bảo sự đồng đều về màu sắc và kích thước.
2. Keo ốp lát
- Nếu sử dụng keo, phải chuẩn bị loại keo được cđt phê duyệt, kiểm tra, lưu giữ, sử dụng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Vữa láng lót, trát lót phải được chuẩn bị, thi công đảm bảo như công tác trát tường, láng nền.
3. Ke ốp lát
- Chuẩn bị ke để lát nền, tùy thuộc vào độ rộng thiết kế mạch của gạch để sử dụng thích hợp. ( Ke có nhiều loại bao gồm ke 1ly, 1.5ly, 2 ly,…)
1. Chuẩn bị bản vẽ triển khai thi công
- Bản vẽ thể hiện đầy đủ các thông tin để thi công như vị trí lát, cao độ bề mặt hoàn thiện, các thông số về kích thước, màu sắc gạch ốp lát, định vị viên mốc, mác vữa, độ dốc, hướng dốc (nếu có).
- Điều quan trọng khi triển khai bản vẽ thi công là sự hài hòa giữa thẩm mỹ và việc kiểm soát hao hụt do cắtgạch, phải kiểm tra kích thước thực tế trước khi triển khai, có ý tưởng về cách sắp xếp gạch để giảm tỷ lệ hao hụt.
2. Khảo sát mặt bằng sàn, tường hiện trạng:
- Kiểm tra cao độ nền, các kích thước thông thủy, nếu có sai số lớn so với bản vẽ triển khai phải có phương án xử lý trước khi thi công
3. Bề mặt láng lót, trát lót được thi công nghiệm thu:
- Đảm bảo độ phẳng, thẳng đứng, khoảng thông thủy, góc vuông. Lớp vữa trát láng tạo nền phải đảm bảo bám dính tốt vào tường, không bong bộp và sạch tạp chất. Bề mặt nền lót phải làm sạch bụi, làm ẩm trước khi ốp lát để tăng khả năng bám dính.
1. Xác định cốt chuẩn +1m
- Cân chỉnh máy laser, xác định cốt +1m (lấy theo cao độ từ phía ngoài phòng vào)
2. Bật mực hàng gạch chân tường
- Bật mực một đường nằm ngang ở chân tường cách nền bằng chiều cao của một viên gạch cần ốp
- Lưu ý: căn cứ theo độ dốc thiết kế, tính toán cốt thấp nhất của nền lát (vị trí phễu thu sàn), vị trí điểm ốp chân tường thấp nhất trùng với cao độ thấp nhất của nền lát.
3. Bật mực viên ốp mốc theo phương đứng
- Lưu ý: dùng máy laser, căn chỉnh các tia vuông góc, bật các đường mực chuẩn lên cả 4 diện tường (công tác này rất quan trọng, đảm bảo mạch ốp và mạch lát trùng nhau)
4. Định vị, khoan lỗ tại các vị trí m&e trên tường
5. Bôi keo dán gạch
- Sử dụng bay răng cưa bôi keo ( hồ dầu ) dán gạch phủ kín bề mặt gạch
6. Ốp viên gạch chân tường đầu tiên làm mốc
- Dùng búa cao su gõ đều lên khắp bề mặt gạch
- Dùng thước nhôm hoặc nivo căn chỉnh độ phẳng theo phương đứng và phương ngang
7. Tiến hành đắp mốc ốp gạch căn cứ theo viên định vị đã ốp tại chân tường
8. Ốp các viên tiếp theo:
- Ốp từ dưới ốp lên, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra, nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng và cứ như thế ốp cho đến hết độ cao cần ốp.
- Lưu ý khi chọn gạch ốp:
- Xếp thử gạch để chọn hoa văn và áng chừng cách lát hoa văn, nhất là khi thiết kế có đường hoa văn viền.
- Màu sắc 2 viên gạch gần nhau phải đảm bảo hài hòa về vân và màu sắc
9. Luôn sử dụng các ke vuông làm cữ điều chỉnh độ rộng mạch.
- Sau khi ốp lát xong khoảng 2-4 ngày thì rút ke và vệ sinh sạch sẽ mạch gạch.
- Lưu ý: các đường nối phải thật thẳng, bề rộng phải đúng với yêu cầu thiết kế và phải được làm sạch để tiến hành công tác công tác chùi joint sau này.
Kỹ thuật ốp đá tường


10. Ốp cắt mòi các vị trí giao góc dương
11. Ốp giao góc vuông tại các vị trí giao góc âm
12. Lưu ý điểm dừng ốp và chiều rộng tại vị trí má cửa, đảm bảo đúng kích thước để lắp khuôn cửa
Công tác ốp gạch tường.
- Kiểm tra độ thẳng đứng, cân bằng ron gạch bằng nivo, máy laser.
- Kiểm tra độ phẳng gạch bằng thước hồ.
- Kiểm tra vuông góc, ke góc bằng eke.
- Ron gạch sử dụng ke chữ cộng hoặc nêm tùy yêu cầu CĐT.
13. Bôi keo chít mạch (chà joint)
- Đường joint phải kín, khít đạt thẩm mỹ và phải sáng đẹp.
14. Vệ sinh tổng thể, chuẩn bị cho công tác nghiệm thu
15. Nghiệm thu sản phẩm
- Mặt ốp phải phẳng, kiểm tra bằng thước tầm 2m, khe hở giữa mặt gạch và cạnh thước không quá 3mm
- Mạch gạch phải theo đúng các yêu cầu thiết kế. Nếu thiết kế không có yêu cầu cụ thể thì mạch dán phải thật kín khít, không có gờ, không nổi cộm
- Tường ốp không được bong, bộp
- Mặt ốp phải sạch sẽ, không bị dây bẩn xi măng hay các chất làm bẩn khác
1. Công tác chuẩn bị
- Nền đã láng xong phải được kiểm tra kỹ để tránh trường hợp gạch lát sau này bị bộp do lớp láng không đạt yêu cầu. Khu vực nào lớp láng bị bộp phải tiến hành đục lên và cán lại
- Quét sạch bụi và tưới ẩm nền để tăng sự liên kết của vữa xi măng dùng để dán gạch với nền
- Dựa theo viên mốc theo bản vẽ được phê duyệt, tiến hành bật mực theo 2 đường vuông góc nhau (cần kiểm tra lại độ vuông góc 2 đường chuẩn này
2. Thi công lát
- Để công tác lát gạch đúng và đạt tính thẩm mỹ, cần lát trước một hàng dọc theo 1 trong 2 đường chuẩn đã định sẵn (thông thường là đường dài hơn. Hàng gạch này phải thật thẳng, ăn với đường chuẩn)
- Tiến hành lát tuần tự theo các bước:
- Bôi đầy keo (hồ dầu) phủ kín bề mặt gạch bằng bay răng cưa. Đặc biệt chú ý các góc của viên gạch phải được phủ kín bằng keo (hồ dầu) để tránh xảy ra trường hợp bộp tại góc của viên gạch.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ và đều lên bề mặt viên gạch bắt đầu từ trong ra ngoài cho đến khi vữa ximăng tràn ra đều khắp chu vi viên gạch và đạt độ dày vừa ý.
- Tiếp tục thực hiện công việc trên cho các viên gạch tiếp theo cho đến khi xong hàng gạch chuẩn. (Lưu ý: trải gạch đều theo hướng thi công lát).
3. Ốp len chân tường
- Sau khi lát gạch nền xong thì tiến hành ốp len tường theo đúng với quy trình giống với công tác lát gạch. Chú ý là mạch của gạch len và gạch nền phải khớp với nhau.
4. Vệ sinh mạch gạch và bôi keo chít mạch
- Dùng giẻ lau sạch sẽ bề mặt các viên gạch đã lát xong và dùng dụng cụ (thông thường là vỏ bao gạch bằng giấy bìa cứng) để làm sạch các khe mạch
- Tiến hành bôi keo chít mạch, mạch ốp lát phải phẳng, thẳng, kín khít, sắc nét, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ
- Lưu ý: sau khi làm mạch xong cần phải lau ngay cho đường mạch sắc gọn và bề mặt ốp lát không bị bám dính vật liệu làm mạch.
5. Nghiệm thu và có biện pháp bảo vệ mặt sàn sau khi kết thúc công tác lát
- Tổng thể bề mặt ốp lát phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, bề mặt không bị khuyết tật, phải đồng đều về màu sắc
Có 2 cách lát: lát ướt hoặc lát khô
- Lát ướt: là khi mặt cán nền vừa se mặt, ta tiến hành bật mực trắc đạc sau đó tiến hành lát gạch.
- Lát khô: là khi mặt cán nền đã đông kết cứng, ta tiến hành bật mực trắc đạc sau đó mới tiến hành lát gạch. Lưu ý cần tưới ẩm nền trước khi tiến hành lát.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Tổng thể bề mặt ốp lát phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, bề mặt không bị khuyết tật, phải đồng đều về màu sắc
Khe hở giữa mặt lát và thước kiểm tra không quá 3mm, dung sai độ dốc không quá 0.3%. - Hoa văn trang trí trên nền gạch phải đúng yêu cầu thiết kế. Trong trường hợp nền gạch có độ dốc thì chiều dốc phải đúng với thiết kế và phải kiểm tra bằng cách thử nước hoặc thả lăn hòn bi thép đường kính 10mm. Nếu trong trường hợp thử nước mà nước bị đọng vũng thì phải lát lại.
- Độ phẳng, không trùng khít mạch nối, ghép (nhai mạch) không quá 0.5mm.
Lưu ý khác:
- Trong quá trình lát, khi viên gạch chưa khô cấm đi qua lại trên mặt gạch hoặc các va chạm mạnh có thể làm bong tróc viên gạch vừa mới lát
- Nếu mặt lát ở ngoài trời thì cần phải chia khe co giãn, khoảng cách giữa 2 khe co giãn từ 4-6m. Nếu thiết kế không quy định thì lấy bề rộng khe co giãn bằng 2cm, chèn khe co giãn bằng vật liệu có khá năng đàn hồi
- Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 ngày đến 3 ngày sau khi lát.
1. Bề mặt láng lót, trát lót không đạt yêu cầu
Hướng xử lý: tiến hành thi công láng lót, trát lót theo quy trình, nghiệm thu tương tự như công tác láng nền, trát tường (tạo lưới hình quả trám lên lớp trát lót)
2. Mài mòi thiếu thẩm mỹ, cắt, mài gạch cẩu thả.
3. Gạch bị sứt mẻ, mạch gạch xấu, không đều
Hướng xử lý: thay thế gạch tại các vị trí này
Lưu ý: lựa chọn gạch phù hợptrước khi thi công
4. Bề mặt lát mấp mô, không phẳng
Hướng xử lý: thường xuyên kiểm soát độ phẳng bề mặt trong quá trình thi công, lựa chọn gạch cùng 1 lô hàng để lát trên cùng 1 dải
5. Gạch ốp, lát bị bộp (khi gõ lên bề mặt nghe tiếng ộp)
Hướng xử lý:
- Kiểm tra lớp trát, lớp láng trước khi thi công ốp lát đảm bảo không bị bong bộp
- Khi thi công phủ keo (hồ dầu) lên bề mặt gạch (nền) phải đặc chắc, phủ đều khắp bề mặt tiếp xúc.
6. Gạch bị sứt mẻ do quá trình đi lại, thi công công tác khác gây ra
Hướng xử lý: cần có biện pháp bảo vệ sản phẩm như dán giấy tại góc tường, trải bạt, miết vữa vị trí mép gạch tại cửa đi khi chưa lát len cửa,….
7. Không ốp mòi vị trí giao góc dương
8. Nẹp cửa và gạch chân tường không đảm bảo độ kín khít
Hướng xử lý: hoàn thiện viên len chân tường tại vị trí tiếp giáp nẹp sau khi nẹp cửa đã được đóng
9. Không có biện pháp bảo vệ bề mặt sản phẩm:
Lắp bánh cao su hoặc quấn rẻ mềm vào chân giáo thi công trên nền đã lát gạch.