1. Chuẩn bị bản vẽ, thiết kế cấp phối vữa

  • Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ kích thước thông thủy từng phòng (theo thiết kế)
  • Cao độ trát thông thường = cao độ trần giả + 5 cm hoặc 10cm (tùy theo thiết kế)
  • Tại các vị trí đặc biệt như khe rèm, giật cốt, vị trí không trát má cửa,… phải thể hiện mặt cắt, chú thích đầy đủ thông tin.
  • Thành phần hỗn hợp vữa phải được kiểm tra và được sự chấp nhận của chủ đầu tư trước khi tiến hành tô trát. Để đảm bảo hỗn hợp vữa trộn đúng tỷ lệ và dễ kiểm tra, kiểm soát, dựa vào cấp phối đã thống nhất để lập một bảng tỷ lệ trộn ( đơn vị đo lường ở công trường thường sử dụng là thùng sơn nước 18-20l )

2. Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công

  • Chuẩn bị dụng cụ trước khi thi công bao gồm: bay, bàn xoa, thước nhôm, dây dọi, nivo, máy laser,…
  • Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, khảo sát bề mặt, kiểm tra bề mặt tường có phẳng hay không, đục tẩy bê tông phình, khiếm khuyết trước khi đắp mốc trát
  • Công tác trát nên tiến hành sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây ngầm và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện. Điện thoại, truyển hình, cáp máy tính,…(đóng lưới thép các đường cắt, đục tường để chống nứt)
  • Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát.

3. Đắp mốc trát

  • Bật đường mực gửi quanh chân tường phục vụ công tác đắp mốc trát (thông thường cách chân tường 300mm)
  • Lưu ý trong công tác đắp mốc:

    • Để làm các đường gờ mốc, trước tiên phải quan sát, thả dọi hoặc đặt thước tầm để kiểm tra mặt phẳng của kết cấu.
    • Để có cơ sở làm mặt tường được phẳng đều, trước khi tô phải làm các mốc ghém ở trên và dưới cả 4 góc chỗ bức tường định tô. Trường hợp tường có chỗ lồi ra (không đục bạt đi được) hoặc tường, trụ bị xây nghiêng thì phải dựa vào chỗ lồi ra mà làm mốc (dày khoẳng 5mm), rồi chiếu kích thước chỗ mốc này làm những mốc khác ở các cạnh để tô cho bằng phẳng.
    • Khi trát những chỗ có cửa thì căn cứ vào mặt khuôn cửa mà căng dây làm mốc ghém cho ăn phẳng với cửa.
    • Mốc trát đắp thành hàng, khoảng cách từ 1.5 – 2m (vừa tầm thước để cán)
    • Hàng mốc đầu tiên cách mặt sàn từ 10-15cm.

4. Tạo lớp bám dính bề mặt bê tông

  • Được tiến hành song song với công tác đắp mốc và đóng lưới
  • Một số cách tạo nhám phổ thông thường dùng:
    • Vảy nhám bằng vữa xm cát vàng trộn theo tỷ lệ 1:1
    • Trát 1 lớp hồ dầu mỏng lên bề mặt bê tông trước khi trát, bắt đầu trát sau khi lớp hồ dầu se mặt

5. Đóng lưới

  • Trước khi trát, tiến hành đóng lưới thép tại các vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông hoặc các vị trí cắt đục m&e và phải phủ về mỗi phía không nhỏ hơn 5cm.
  • Kích thước các ô lưới thép không lớn hơn 3cm (thường sử dụng lưới thép hàn ô lưới 1x1cm).

6. Tưới ướt tường xây trước khi trát

  • Trước khi trát cần tưới nước làm ướt mặt tường, để tường gạch không hút nước của vữa khi chưa đủ thời gian đông cứng.
  • Trát tường gạch lỗ rỗng càng cần tưới nước nhiều hơn, nên làm 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút, để viên gạch no nước, không có màu tái đi mới được
  • Hậu quả của việc không tưới no nước là vữa không kết dính tốt với mặt tường hoặc lớp vữa trát bị nứt từ phía mặt trong

7. Tiến hành lên vữa trát tường

  • Chuẩn bị ván gỗ (hoặc bạt lót) chân tường để hứng vữa
  • Mục đích: duy trì vệ sinh khu vực thi công và thu hồi vữa tốt hơn.
  • Tiến hành lên vữa trát tường. Khi trát lớp một được một khoảng vừa tầm thước cán mà thấy vữa đã se mặt,vừa khô thì tô tiếp lớp thứ 2 cho cả 2 lớp vữa dày vừa bằng mặt mốc ghém đã làm

8. Cán thước phẳng bề mặt

  • Sau khi đã trát xong, thấy mặt vữa se mặt thì dùng thước cán phẳng dựa trên các mốc đã ghém. Khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại một lần nữa xem chỗ nào lồi thì gạt vữa đi cho mặt trát phẳng đều
  • Cứ thế cán xong đoạn này, tiếp tục chuyển sang đoạn khác cho đến khi xong 1 mặt tường.

9. Xoa nhẵn

  • Sau khi cán thước xong, bắt đầu tiến hành xoa, xoa từ trên xoa xuống, xoa những chỗ giáp mí thì thêm nước vào, chỗ nào ướt quá thì chờ cho ráo mặt mới xoa tiếp, không nên xoa ép dễ bị rạn nứt.
  • Chiều dày lớp vữa trát phải đúng theo quy định:
    • Chiều dày lớp trát trần nên dày từ 10 đến 12mm, nếu trát dày hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát thành nhiều lớp mỏng
    • Chiều dày mỗi lớp trát không được vượt quá 8mm. Khi trát dày hơn 8mm, phải trát thành 2 hoặc nhiều lớp.
    • Khi trát nhiều lớp, phải tạo nhám bề mặt để tăng độ bám dính cho lớp tiếp theo. Khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt trát quá khô phải phun ẩm trước khi trát tiếp.

10. Vệ sinh

  • Vệ sinh sạch sẽ mặt bằng sau mỗi ngày làm việc và vệ sinh tổng thể mặt bằng sau khi kết thúc công tác trát
  • Vữa thi công cần được sử dụng hết sau mỗi ngày làm việc.

11. Nghiệm thu

  • Kết hợp máy laser và thước nhôm kiểm tra độ phẳng bè mặt tường trát.
  • Lớp vữa trát phải dính chắc với kết cấu, không bị bong bộp. Kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ bộp phải đập ra trát lại
  • Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ. Bề mặt trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, chân cửa, các vị trí giáp mí,…
  • Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song. Mặt trên của bệ cửa đảm bảo độ dốc thiết kế
  • Đường nghiêng của đường gờ mép: nhỏ hơn 5mm trên suốt chiều cao kết cấu.
  • Độ sai lệch theo phương thẳng đứng của mặt tường với trần nhà: nhỏ hơn 10mm suốt chiều dài và chiều rộng toàn nhà
  • Độ không bằng phẳng: độ sâu vết lõm nhỏ hơn 3mm

12. Bảo dưỡng

  • Sau khi trát 24h nên tiến hành phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên bề mặt trát. Phun nước để giữ cho tường luôn ẩm ướt 03 ngày

Sử dụng giáo h 1m7 để lắp dựng giáo hoàn thiện tô ngoài sau khi công tác xây bao toàn bộ công trình đã triển khai xong

  • Tô tới đâu tháo hạ giàn giáo tới đó
  • Đóng lưới vị trí dầm và tường trước khi tô
  • Luôn luôn kểm tra dây ghém tô
  • Kiểm tra liên tục độ phẳng của tường bằng thước nhôm 3m

YÊU CẦU

  • Vệ sinh sạch, đục ba dớ mặt sàn cần chống thấm.
  • Sử dụng thanh trương nở HyperStop.
  • Rót SikaGrout fill cổ ống.
  • SikaLatex chống thấm bề mặt nền.
  • Ngâm nước ngập sàn theo dõi tối thiểu 24h.

Những vị trí thường có nước cần thiết phải chống thấm như: sân thượng, phòng vệ sinh, ban công, lôgia, mái, Chống thấm được tiến hành theo trình tự:
Quét màng chống thấm – Ngâm nước kiểm tra – Cán vữa bảo vệ.

Quét màng chống thấm
Quét màng chống thấm
Cán lớp vữa bảo vệ màng chống thấm cho lô gia
Cán lớp vữa bảo vệ màng chống thấm cho lô gia

1. Không cắt râu thép trước khi trát

2. Không đục bê tông phình trước khi trát

3. Không lắp đặt ống điện âm tường trước khi trát

4. Không đóng lưới thép trát vị trí tiếp giáp bê tông và tường xây

5. Vảy nhám sơ sài bề mặt bê tông (sử dụng bay xây để vảy nhám bề mặt)

6. Không có biện pháp thu hồi vữa như sử dụng bạt hoặc ván kê lót chân tường

7. Tường trát bị trắng mặt do gạch hút nước

8. Cao độ trát không đồng đều, chỗ cao chỗ thấp, mép trên không cắt phẳng.

9. Không vệ sinh sạch sẽ mặt bằng sau khi trát

10. Lưu ý các vị trí góc tường, kiểm tra độ vuông góc tường bằng các thước vuông

11. Trát trong và ngoài không khớp nhau

12. Đáy lanh tô bị bong rộp do lớp trát quá dày

13. Trát bít ổ cắm, hộp công tăc bằng xi măng (hồ dầu) . Sai kỹ thuật

14. Trát bít đường ống bằng xi măng( hồ dầu) sẽ tạo ra những vết nứt . Phải đục ra trát lại.

15. Ổ cắm, ổ công tắc bị lắp tụt vào ( nhô ra ) so với mặt tường sẽ phải đục ra cố đinh lại khi lắp mặt nạ.

16. Ổ cắm, hộp công tắc lắp đúng kỹ thuật là ổ cắm, hộp công tắc có độ nhô bằng mặt tường tô trát (độ nhô của mốc trát).