Nội dung các công tác chuẩn bị:

  • Chuẩn bị bản vẽ ( bản vẽ thiết kế, bản vẽ shopdrawing), lập tiến độ thi công, kế hoạch tổ chức nhân lực thi công.
  • Chuẩn bị vật liệu phục vụ thi công. Vật liệu sử dụng phải đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu thiết kế và có dự trù để đáp ứng tiến độ thi công theo yêu cầu.
  • Chuẩn bị nhân lực đáp ứng tiến độ thi công.
  • Chuẩn bị máy móc, dụng cụ thi công, bao gồm: giàn giáo, máy laser, nivo, thước mét, bật mực, máy bắn đinh, búa …
  • Chuẩn bị trang thiết bị an toàn bao gồm: đồ bảo hộ lao động, biện pháp an toàn khi thi công trên cao.
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công.

Triển khai bản vẽ thi công

  • Bản vẽ thi công phải thể hiện đầy đủ các thông tin để thi công: chi tiết lắp dựng khung xương chìm, cao độ trần, chi tiết các khu vực giật cấp, chi tiết khe đèn hắt…và một số ghi chú khác
  • Bản vẽ shopdrawing cần được phê duyệt của các đơn vị tư vấn (tvgs, tvqlda) trước khi thi công.


  • Mặt bằng trước khi thi công phải được nghiệm thu xong các hạng mục và thiết bị me âm trần.
  • Mặt bằng đã được bắn gửi cos cao độ và kiểm tra cos so với bản vẽ thiết kế, lập biên bản bàn giao cos gửi


1. Trần thả:

  • Trần thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần không để xây dựng vẻ đẹp độc đáo, mà chúng chỉ dùng để che đi các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói. Ưu điểm của loại trần này là tiết kiệm, và dễ sửa chữa. Trần thả thường được dùng cho những nơi có không gian rộng như hội trường, hành lang, các không gian công sở…

* Ưu và nhược điểm:

  • Dễ sửa chữa các chi tiết kỹ thuật trên trần cũng như bản thân của trần
  • Tính thẩm mỹ không cao

2. Trần chìm:

  • Trần chìm là một loại trần thạch cao có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ. Do vậy, trần chìm hay được sử dụng để tạo vẻ đẹp cho không gian sống cho căn nhà.
  • Trần thạch cao được thiết kế bao gồm khung xương và các tấm thạch cao, trong đó khung xương có tác dụng để treo các tấm thạch cao.

* Ưu và nhược điểm:

  • Đắt hơn trần thả, khó sửa chữa các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện chạy dọc trần, ống điều hòa… hơn trần thả.
  • Tạo tính thẩm mỹ rất cao.

PHỐI CẢNH



1. Xác định cao độ trần:

  • Dùng máy laser triển khai cốt chuẩn lên tường (thường là cốt +1.00m).
  • Dùng thước đo từ cốt chuẩn lên để xác định cao đột rần. Tại mỗi bề mặt tường, đánh dấu một số vị trí.
  • Dùng dây mực đánh dấu nối các điểm này lại với nhau để có đường dẫn thẳng, in dấu mực lên tường.
  • Các đường thẳng này là cốt trần cần xác định.

2. Lắp đặt thanh v tường, ty ren.

  • Sau khi xác định được cốt trần, tiến hành đóng thanh v tường xung quanh. Lưu ý khoảng cách giữa các đinh bê tông từ 20 – 25cm.
  • Dùng khoan bê tông, khoan vào dầm, trần bê tông thô phía trên trần thạch cao. Khoảng cách mũi khoan không vượt quá 90cm.
  • Đóng nở ren vào các điểm này bằng cách dùng búa đóng vào thanh sắt có đường kính nhỏ hơn đường kính của nở ren và thanh sắt này được xỏ vào trong nở ren. Vặn ty ren có chiều dài theo kích thước đã định trước vào ty ren.


3. Treo khung xương:

  • Treo thanh xương cá vào các thanh ty ren bằng cách cho ty ren vào các lỗ có sẵn trên thanh xương cá và giữ lại bằng các ê cu trên và dưới ( ê cu phía trên đã được vặn vào từ trước khi treo xương cá).
  • Lưu ý: lắp long đen trước khi lắp ê cu.
  • Nối các đầu thanh xương cá lại với nhau bằng vít tự khoan. Khoảng cách giữa hai thanh xương cá được lắp theo thiết kế.
  • Cài thanh u gai vuông góc với thanh xương cá vào các điểm cài trên thanh xương cá. Khoảng cách giữa các thanh u gai được lắp theo thiết kế.
  • Các đầu u gai được nối với nhau bằng đinh ri vê

4. Cân giàn, căn chỉnh hệ khung xương:

  • Căng dây từ mép v bên này sang điểm mép v đối diện. ( Các điểm dây căng nhiều hay ít phụ thuộc vào kích thước của mặt bằng đang thi công).
  • Điều chỉnh hệ khung xương lên hay xuống theo dây cân giàn bằng cách điều chỉnh ê cu trên và dưới.
  • Cố định hệ khung xương bằng cách chốt đinh ri vê giữa thanh u gai và thanh v tường xung quanh.
  • Chú ý: trong quá trình thi công xương chinh cần kiểm tra, đối chiếu vị trí khoét lỗ, vị trí treo thiết bị âm trần…đối với những vị trí phải cắt thanh u gai, bắt buộc phải có biện pháp gia cố

5. Bắn tấm:

  • Đưa tấm thạch cao áp sát hệ khung xương (áp sát vào thanh u gai), cố định tấm vào khung xương bằng cách dùng khoan bắn vít bắn vít vào bề mặt tấm và vị trí u bắt tấm (khoảng cách giữa các điểm bắt vít từ 20 – 25cm).
  • Các tấm nên được bắt so le nhau, tránh xuất hiện các vết nứt sau này. Khe hở giữa các tấm không vượt quá 3mm. Các đầu đinh phải được xử lý bằng bột trét chuyên dụng.

6. Xử lý mối nối:

  • Sử dụng băng keo lưới dán vào chỗ nối giữa hai mép tấm hoặc giữa tấm trần và tường. Dùng bay miết bột xử lý mối nối vào các mép nối đã được dán bằng keo. Cần miết mạnh tay, miết lại nhiều lần về một phía để làm cho bột vào được trong khe và băng keo không bị nhăn.
  • Sử dụng thanh v lưới tại các vị trí khung chìm giật cấp, hệ vách ngăn, ở các vị trí góc cạnh để tránh tình trạng nứt, mẻ sau một thời gian sử dụng.

7. Sơn, bả – hoàn thiện:

  • Sau khi xử lý mối nối xong ( tối thiểu 24h) sẽ tiến hành sơn bả.
  • Bả lần 1: xử lý bề mặt tấm ( chỉ cần bả một lớp mỏng lên bề mặt tấm)
  • Bẩ lần 2: sau khi bả lớp 1 khô, tiến hành bả lần hai. Sau khi bả lần hai, tiến hành xả bả. Độ phẳng trên bề mặt tấm phải được đồng đều, không để lại các vết gờ tại vị trí xử lý mối nối.
  • Lăn sơn: sau khi xử lý bề mặt tấm bằng bả ma tít đạt yêu cầu sẽ tiến hành lăn sơn. Quy trình lăn sơn giống như sơn trên bề mặt tường.

✓ Các công tác khác cũng tương tự như thi công như trần chìm,

✓ Điểm khác là thay ty zen bằng dây thép (cho tiện thi công) bởi trần thả có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với trần chìm.

✓ Trần thả không có công đoạn bắn vít bởi nó là hệ trần với khung xương tĩnh điện, tấm đã được sơn sẵn hoạc được phủ một lớp nhực pvc chỉ việc đan khung xong là đặt tấm vào khung.

Kiểm tra bề mặt trần sau khi hoàn thiện:

✓ Cao độ, kích thước trần tuân thủ hồ sơ thiết kế được duyệt.

✓ Bề mặt phẳng, nhẵn, không có vết sần sùi, gợn nứt, tụ sơn, chảy sơn, không có vết nứt.

✓ Sơn đồng màu, không vết chổi, lu.

✓ Phần tiếp giáp giữa trần với tường sơn đều màu, sắc gọn, không có vết nứt.

✓ Khe đèn hắt ( nếu có), trần giật cấp phải phẳng nhẵn, vuông góc, góc cạnh sắc nét, đều màu.

✓ Tấm dựng không bị vặn nghiêng ( không vượt quá 3mm).

✓ Nắp thăm trần kín khít, bằng phẳng, đều màu sơn với trần, khoảng cách khe hở giữa các cạnh của nắp thăm trần với trần xung quanh không vượt quá 2mm.

✓ Sai số của cao độ trần không vượt quá 2mm

1. Lắp dựng thiếu thanh gia cố đứng tại vị trí mặt dựng

  • Tại các vị trí mặt dựng, công nhân thường gia cố thanh đứng ẩu (không gia cố hoặc gia cố với số lượng thanh đứng không đúng theo thiết kế).
  • Nghiệm thu lắp dựng khung xương kỹ trước khi tiến hành cho bắn tấm

2. Định vị hệ thống m&e sai vị trí (hoặc do thay đổi thiết kế), phải tiến hành vá trần

  • Chỉ tiến hành đục, khoét vị trí lắp đặt thiết bị âm trần khi có biên bản bàn giao định vị vị trí của nhà thầu m&e.
  • Vị trí trám vá phải thi công đúng kỹ thuật, dán băng keo xử lý mối nối tránh tình trạng nứt trần sau này.

3. Đinh vít bị lồi khỏi bề mặt tấm

  • Độ sâu của vít liên kết giữa tấm trần và xương phụ thuộc vào tay nghề thi công của thợ. Mũ vít phải nằm trong tấm, đảm bảo bề mặt trần phẳng, không lồi lõm cục bộ

4. Vị trí tiếp giáp không dán băng keo xử lý mối nối

  • Các vị trí tiếp giáp cần được đảm bảo dán toàn bộ băng keo xử lý mối nối.
  • Tiến hành nghiệm thu công tác xử lý mối nối kỹ trước khi thi công sơn bả đại trà

5. Đinh vít bị lồi khỏi bề mặt tấm

  • Độ sâu của vít liên kết giữa tấm trần và xương phụ thuộc vào tay nghề thi công của thợ. Mũ vít phải nằm trong tấm, đảm bảo bề mặt trần phẳng, không lồi lõm cục bộ

6. Thi công sơn trần thạch cao dây sang các vật dụng khác

  • Tại các vị trí giao nhau, yêu cầu công nhân thi công sử dụng chổi sơn để quét. Tránh dây sơn sang các vật dụng khác

7. Trần thạch cao lắp không đúng tiêu chí kỹ thuật, chắp vá từ nhiều miếng nhỏ khác nhau

  • Yêu cầu tháo và lắp lại (giữa 2 tấm phải bắt lệch ít nhất 1 thanh phụ, lắp sao cho chiều dài tấm vuông góc với thanh phụ)

8. Khoảng cách siết đinh vít rộng hơn so với quy chuẩn

  • Tại vị trí biên, khoảng cách đinh vít không lớn hơn 20cm
  • Tại vị trí khác, khoảng cách đinh vít không lớn hơn 30cm

9. Lắp đặt các tấm trần không đảm bảo độ kín khít

  • Theo tiêu chuẩn: khe hở cho phép tại vị trí giao giữa các tấm trần < 1mm